Thời tiết khắc nghiệt quá, phụ huynh mà không cẩn thận, để ý, bé ốm như cơm bữa, lúc đó thì còn mệt gấp nhiều lần. Thực sự giữ ấm cho bé không quá cầu kỳ, ba mẹ cần nắm vững một số nguyên tắc để cho bé trải qua màu đông khỏe mạnh. Xưởng nội thất Babykid gợi ý 4 nguyên tắc sau:
1. Quy tắc vàng: “Bốn ấm một lạnh”
– Giữ bàn tay ấm: Giữ ấm sao cho tay trẻ không đổ mồ hôi.
– Giữ lưng ấm: Tương tự như bàn tay, lưng trẻ cũng nên được giữ ấm vừa phải
– Giữ bụng ấm: Bụng được giữ ấm giúp bảo vệ dạ dày non nớt của trẻ. Dạ dày bị lạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ.
– Giữ bàn chân ấm: Bàn chân chứa rất nhiều mạch và huyệt, nên là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể trẻ. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm…
– ” Một lạnh” chính là đầu bé, dù là mùa đông vẫn cần giữ đầu bé được thoáng khí thoải mái. Khi ra ngoài mới cần một chiếc mũ bịt kín để tránh gió lạnh.
2. Giữ ấm khi bé ngủ
Các con đều có xu hướng đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đáp lại. Khi ngủ, bố mẹ nên cho con mặc thoáng; có thể là một áo cotton bên trong và một áo len mỏng hay bộ body bên ngoài, đầu đội mũ.
Bạn nên sắm cho bé những chiếc ghế ngồi có vỏ bọc là vải, như ghế lười hạt xốp, ghế lười bông; loại ghế lười này sẽ giữ cho bé ấm áp trong quá trình chơi, học,…
Hoặc loại nệm ngủ cho bé với kiểu mẫu hình thú đáng yêu. Nệm thú bông với muôn vàn mẫu mã, kiểu dáng, đa dạng chất liệu, màu sắc. Song chất liệu cao cấp, mềm mại, an toàn với da bé và giữ nhiệt tốt là nhung Hàn Quốc. Để bé thêm hứng thú với căn phòng và có những giấc ngủ ngon và sâu nhất.
3. Giữ ấm khi tắm
Thời tiết lạnh, mỗi tuần mẹ chỉ nên tắm cho bé 2 lần. Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu, để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé.
Nếu tắm cho con ở trong nhà tắm, mẹ nhớ đóng kín cửa nhà tắm, cửa sổ. Tránh để các khe có gió lùa. Nước nên âm ấm nhưng không nóng. Mực nước cao đến ngực trẻ. Mẹ cần nhớ nguyên tắc, rửa mặt đầu tiên, sau đó tắm toàn thân và cuối cùng là gội đầu. Sau khi tắm cho bé xong, đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng, sau đó lau người cho bé. Cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường; tốt nhất nên làm ấm trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.
Lưu ý: Không tắm khi bé đang đói để tránh bé quấy khóc.
4. Dinh dưỡng cho bé vào mùa đông
Vào mùa đông, cơ thể sử dụng năng lượng nhiều hơn cho việc giữ ấm cơ thể và phòng chống bệnh. Chính vì vậy, ngoài các biện pháp giữ ấm cơ thể; các mẹ nên bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng trong việc ăn uống để bảo đảm cả về dinh dưỡng lẫn năng lượng cho trẻ.
Bạn cần tăng cường ngũ cốc nguyên cám giúp cung cấp năng lượng lâu dài; các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,…các loại chất béo từ dầu thực vật giúp trẻ không bị đói và mất sức. Vitamin E có vai trò rất lớn trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ nhỏ khi tiết trời trở lạnh. Mùa đông da của trẻ thường bị khô, nẻ, chảy máu khiến trẻ đau rát và khó chịu; bổ sung vitamin C và E đầy đủ sẽ giúp trẻ tránh xa các bệnh đó.
Bạn có thể tham khảo các món súp dinh dưỡng: thịt bò khoai tây, gà nấm, bí đỏ hành tây;… để đảm bảo hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh.