Phòng tránh những mối nguy hiểm trong nhà cho trẻ

Bố mẹ Việt thường coi con là “lá ngọc cành vàng” chăm chăm bao bọc che chở cho con trong vỏ ốc mình tạo ra. Các bậc phụ huynh cho rằng, nhà là nơi an toàn nhất nên thường lơ là để mắt. Trong thực tế, trong nhà cũng ẩn chứa nhưng mối nguy và vật dụng nguy hiểm tiềm tàng. Trẻ với bản tính tò mò, ưa khám phá, phải tìm hiểu mọi thứ “ngọn ngành” xong mới thôi. Sự háo hức về thế giới xung quanh, mọi thứ trong mắt trẻ đều là mới mẻ, giá trị. Trẻ chưa tự nhận thức được chính xác cái gì nên hay không nên, vật dụng nào không được nghịch ngợm.

Vậy nên, cách tốt nhất là cha mẹ nên có sự tìm hiểu; chuẩn bị kỹ càng các cách phòng tránh những mối nguy hiểm ngay trong nhà.

1. Ổ cắm điện, dây điện các thiết bị điện

Ổ cắm điện, dây điện và các thiết bị điện là những vật dụng nhất thiết phải có của mỗi gia đình. Song nó là vật dụng nguy hiểm nhất, có thể gây nguy hiểm cho bé. Trẻ có thể thò tay vào ổ điện, dùng bút, các miếng kim loại, móc khóa hay nghịch ngợm dây điện. Nhiều bậc phụ huynh còn bất cẩn đến mức dây điện hở cũng không dùng băng dính đen quấn lại. Bởi cứ nghĩ mình chỉ sử dụng ở trên cao, không cắm dưới đất hoặc đơn cử nghĩ rằng trẻ sẽ tự biết nguy hiểm và không sờ đến.

Vì vậy, để bảo vệ trẻ cần cất gọn hay để lên trên cao khi không sử dụng. Các thiết bi như máy sấy tóc, bàn là, ấm siêu tốc. bếp điện tử cần để đúng nơi quy định, rút dây điện khi không sử dụng.

2. Lựa chọn đồ dùng và đồ chơi an toàn

Khi mà đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan trên thị trường. Các loại đồ chơi với mẫu mã đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc và giá rẻ. Song chúng tiềm ẩn nguy cơ phát nổ cao, chứa hóa chất độc hại cho bé. Bé có thể cho vào miệng những món đồ có nhiều chi tiết nhỏ; không đảm bảo chất lượng gây nguy hiểm khôn lường. Những đồ chơi có pin nhỏ trông giống như những viên kẹo và con bạn có thể muốn nếm thử. Bé dễ nuốt vào và chất lithium bên trong chúng có thể gây ngộ độc và bỏng nghiêm trọng. Tóm lại, khi lựa chọn đồ chơi cần lưu ý Kích cỡ; Bất cứ đồ chơi nào đều nên có kích cỡ không dưới 6cm chiều dài và 3cm chiều rộng. Nếu đồ chơi hình tròn thì đường kính nên lớn hơn 5cm.

– Màu sắc: Tránh những đồ chơi có màu rực rỡ. Màu vàng rực đặc biệt không nên chọn bởi nguy cơ cao có chì bên trong.

– Hình dạng và chất liệu: Đồ chơi không nên có cạnh sắc hay các lỗ rộng khiến trẻ dễ bị thương. Cố gắng chọn những đồ chơi bằng vải hay gỗ không sơn, nhuộm.

3. Với các lọ đựng dung dịch lau sàn, nhà tắm

Để tiện sử dụng, không ít bà mẹ có thói quen để các chai lọ đựng dung dịch lau sàn, nước giặt,… ngay dưới sàn nhà. Các bé luôn bị thu hút bởi các chai lọ nhiều màu sắc và thích “bắt chước” làm. Nếu chẳng may bé  nuốt nhầm các hóa chất này thì hậu quả thật khôn lường. Để bảo vệ trẻ, mẹ hãy cất toàn bộ các dung dịch này ở trên cao ngoài tầm với của bé. Mẹ cũng hãy làm tương tự như vậy đối với dụng cụ dùng trong nhà bếp (dao, kéo, thớt,…) để đảm bảo an toàn cho trẻ.

4. Các góc cạnh sắc nhọn của đồ nội thất

Chuyện bé vấp ngã là không thẻ tránh khỏi, ba mẹ không thể bắt trẻ ngồi 1 chỗ. Khi chơi trong nhà cũng có thể bị vấp vào cạnh bàn gỗ. Đa phần cách giải quyết là bọc cao su non, xốp bịt góc bàn, nẹp cạnh bàn… Song chúng ta có thể lựa chọn loại nội thất an toàn hơn đó là Ghế lười hạt xốp. Sản phẩm ghế lười hạt xốp không chỉ đem đến cho người dùng cảm giác thoải mái, nội thất hiện đại, đa năng. Mà còn tuyệt đối an toàn với bé dù có lăn lộn, đùa nghịch hay vô tình trượt chân.

 

5. Phòng ngừa rủi ro từ lan can cầu thang

Nếu vô tình bị lỗi trong thiết kế cầu thang, khoảng cách giữa các ô lớn, bé có thể dễ dàng chui đầu và thân người qua lan can. Các mẹ có thể dùng lưới vây quanh để đảm bảo an toàn, mà cũng không ảnh hưởng thẩm mỹ nhiều.

 



Gọi ngay 0834.665.688